Ấn Độ: Nuôi tôm đạt kích thước kỷ lục thế giới
Kings Infra Venture Ltd., một công ty NTTS bền vững dựa trên công nghệ của Ân Độ, đã lập kỷ lục thế giới về tốc độ tăng trưởng của nuôi TTCT trong ao với trọng lượng 80 g và kích thước đạt 210 mm.
Từ đầu tháng 2 dương lịch đến nay, độ mặn trên sông Tiền luôn giao động ở mức cao, có nơi đỉnh điểm cao trên 5-6 g/l (‰), kéo dài thời gian 3 tháng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài cá nước ngọt, nhất là những vùng có nước ngọt quanh năm.
Độ mặn ảnh hưởng đến cân bằng áp suất thẩm thấu tế bào do đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng của cá. Trong điều kiện nhiễm mặn đột ngột sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá và nếu độ mặn ngưỡng chịu đựng sẽ gây chết cá.
Người nuôi cần nắm rõ khả năng chịu mặn của đối tượng thủy sản mình nuôi. Ví dụ: Nhóm chịu mặn thấp (độ mặn tối đa 3- 4‰) có ếch, lươn…; Nhóm chịu mặn trung bình (độ mặn tối đa 5- 6‰) có trê, rô đồng, tai tượng, tra, sặc rằn, mùi, lăng nha, mè vinh, lóc,...; Nhóm chịu mặn cao (độ mặn tối đa 10‰) như cá điêu hồng, rô phi, tôm càng xanh, bống tượng, chép, trắm cỏ… Tuy nhiên đây là ngưỡng chịu mặn của một số loài cá khi trưởng thành, còn cá bột, cá đẻ sẽ nhạy cảm hơn, chịu đựng thấp hơn thậm chí thích hợp ở độ mặn bằng 0 ‰ .
Khi xảy ra hạn mặn, một số giải pháp kỹ thuật được khuyến cáo như sau:
* Đối với các ao nuôi thủy sản chưa thả giống
- Thường xuyên kiểm tra độ mặn của nước trên sông hoặc kênh rạch tự nhiên, có kế hoạch chủ động lấy nước khi độ mặn thích hợp vào ao nuôi khi cần thiết .
- Cần có kế hoạch chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa, ao lắng để dự trữ trước khi có xâm nhập mặn xảy ra, đảm bảo kế hoạch sản xuất; đồng thời xây dựng kế hoạch thả giống phù hợp, chỉ thả giống ao nuôi thương phẩm, khi nguồn nước có độ mặn thấp hơn 3 ‰ (theo khuyến cáo của Chi cục thủy sản…)
* Đối với các ao nuôi thủy sản đã thả giống
- Đối với các ao nuôi thủy sản chưa đạt kích cỡ thương phẩm cần thường xuyên kiểm tra độ mặn trên sông để có kế hoạch thay nước phù hợp, cần thiết sử dụng máy bơm để cấp nước vào ao nuôi khi vào thời điểm nguồn nước có độ mặn thấp (thấp hơn 3‰), đồng thời kết hợp quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi chặt chẽ, tăng cường bổ sung dinh dưỡng (các loại vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất…) cho thủy sản nuôi để tăng sức đề kháng.
- Chú ý khi độ mặn tăng cao từ 5 ‰ trở lên, nên giảm khẩu phần ăn cho thủy sản nuôi; tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, đáy ao nuôi, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất nhằm tránh việc thay nước thường xuyên.
- Khi độ mặn của nước trên sông tăng cao từ 7 ‰ trở lên và kéo dài từ 07 ngày trở lên cần có kế hoạch di dời thủy sản nuôi đến hệ thống ao nuôi khác có độ mặn phù hợp nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra, trừ những loại cá chịu được độ mặn cao hơn 7‰ (theo khuyến cáo của Chi cục thủy sản).
* Đối với các lồng bè nuôi thủy sản chưa thả giống
Thường xuyên kiểm tra độ mặn nước trên sông và có kế hoạch thả giống phù hợp. Chỉ thả giống nuôi khi nguồn nước có độ mặn thấp hơn 3‰ .
* Đối với các lồng bè nuôi thủy sản đã thả giống
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường nuôi, nhất là độ mặn để có kế hoạch chăm sóc quản lý phù hợp cho cá nuôi.
- Khi độ mặn tăng cao (từ 7 ‰ trở lên) và kéo dài từ 05 ngày trở lên, tùy theo loài cá nuôi, nên chủ động di dời lồng bè đến vùng nuôi an toàn hoặc chuyển các đối tượng nuôi vào hệ thống các ao đất, vùng nuôi phù hợp, tránh thiệt hại có thể xảy ra.
- Chú ý các đối tượng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm, các cơ sở nuôi chủ động thu hoạch ngay (không chờ giá) khi có sự xâm nhập mặn cao để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
- Hạn chế không nên tiến hành sản xuất cá giống nước ngọt trong thời điểm mặn xâm nhập nếu không có nguồn nước ngọt dự trữ do chất lượng trứng và tinh trùng thấp, tỷ lệ trứng nở thấp, hiệu quả ương cá giống không cao. (Khuyến cáo môi trường nước nuôi cá tai tượng, điêu hồng đẻ, thả cá bột nồng độ muối dưới 1‰..)
- Chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ, có kế hoạch sản xuất giống phù hợp.
Diễn biến thời tiết phức tạp và có chiều hướng ngày càng khắc nghiệt, vì vậy các hộ nuôi và ương cá nước ngọt cần thay đổi cách sản xuất cho phù hợp với thực tế. Nuôi thủy sản cần một lượng nước lớn nên người nuôi cần phải xây dựng kế hoạch, những kịch bản thời vụ nuôi cho phù hợp. Nếu đối tượng ương nuôi không thích nghi độ mặn thì cần phải cấp nước ngọt vào ao trước khi nước mặn về, lúc có giống thì dùng thuốc xử lý địch hại rồi thả giống…. Nếu không chuẩn bị kịp nguồn nước đã mặn quá mức cho phép thì ngưng thả giống, chờ khi có mưa xuống, độ mặn đã giảm thì mới tiến hành thả giống. Ngoài ra, nếu khu vực nuôi thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa nắng, người nuôi nên chọn đối tượng nuôi có khả năng chịu mặn phù hợp với môi trường nước nhiễm mặn như tôm càng xanh, bống tượng, cá chình… Nông dân cần tìm hiểu kỹ thuật nuôi đối tượng mới để tránh rủi ro trong quá trình nuôi sau này.
Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei/Penaeus vannamei) thâm canh 3 giai đoạn, giảm chất thải đã được áp dụng thử nghiệm ở Nam Định, Nghệ An và Bạc Liêu cho kết quả nuôi tôm hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả kỹ thuật tốt (tỷ lệ sống trên 80%, năng suất 35-60 tấn/vụ, FCR = 1-1,2), không sử dụng kháng sinh và giảm chất thải xả ra môi trường.